Trong tương lai sẽ có những viên thuốc, thiết bị y tế được cài cảm
biến bên trong có thể đánh giá tình hình sức khỏe của bạn và gửi thông
tin qua mạng không dây tới bác sĩ hoặc có thể nhận biết các thay đổi vi
sinh trong ruột từ đó tự điều chỉnh liều lượng. Điều đáng chú ý là những
thiết bị này được vận hành bởi pin có thể “ăn được”. Đây là phát minh
mới của các nhà khoa học Đại học Carnegie Mellon, Mỹ.
Nhà vật liệu học Christopher Bettinger, tác giả nghiên cứu cùng các
đồng nghiệp đã phát triển một loại pin làm từ melanin - một loại tế bào
sắc tố tự nhiên trong da, tóc và mắt người. Melanin bảo vệ cơ thể chúng
ta khỏi các gốc tự do nhưng chúng cũng có khả năng liên kết và tách rời
các ion kim loại - đây là một phản ứng hóa học quan trọng với chức năng
của pin. Sau đó, các nhà khoa học tạo ra pin sử dụng melanin và các vật
liệu tương thích với sinh học khác như mangan - oxit, đồng và sắt. Họ
phát hiện pin melanin có thể cung cấp cho một thiết bị có 5 mili watt
chạy trong vòng 18 tiếng. Khoảng 20 năm trước đây, các nhà khoa học cũng
đã phát triển một đầu soi được lắp pin đưa vào trong cơ thể giúp nội
soi hệ thống tiêu hóa nhưng pin này sau khi thực hiện xong chức năng
phải đào thải ra khỏi cơ thể. Việc sử dụng nhiều lần pin này sẽ khiến cơ
thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn như pin mắc kẹt trên đường
tiêu hóa. Phát minh mới về pin “ăn được” có thể ứng dụng trong các thiết
bị như đầu soi, máy tạo nhịp tim vào trong cơ thể. Theo TS. Bettinger:
Hiện các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu để tạo pin từ
các vật liệu tự phân hủy khác như pectin - một hợp chất tự nhiên từ thực
vật được sử dụng như một chất gel và chế tạo vỏ pin an toàn dễ dàng
tiêu hóa trong dạ dày có thể đưa loại pin này vào ứng dụng lâm sàng.
H.Minh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét