Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

Phòng và điều trị đầy bụng như thế nào?


Đầy bụng là một trong những vấn đề ở đường tiêu hóa mà chúng ta hay gặp phải, bệnh do nhiều nguyên nhân, làm gì để cải thiện chứng đầy bụng?

Nguyên nhân gây đầy bụng có thể là căng thẳng, sức khỏe đường ruột kém, thực phẩm bẩn,….
Cách phòng bệnh
Hút thuốc và uống nước bằng ống hút có thể tạo ra không khí dư thừa xâm nhập vào cơ thể, gây đầy bụng. Vì vậy, hãy bỏ hút thuốc và không sử dụng ống hút để uống nước.
Nhai kẹo cao su cũng là một nguyên nhân gây đầy hơi và đầy bụng vì nó làm tăng lượng không khí. Do đó nên tránh thói quen này
Ngoài ra cần tránh các loại đồ uống có ga, như nước ngọt và bia. Tránh xa các loại thực phẩm có chứa hàm lượng đường nhân tạo và muối cao. Nếu có thể, hạn chế tiêu thụ đậu và chỉ nên ăn ít, chứ không phải là bỏ hẳn vì đậu cũng tốt cho cơ thể.
Lưu ý: Thực phẩm và nước uống có thể ảnh hưởng đáng kể tình trạng của dạ dày, do đó, tốt nhất nên hạn chế số lượng thực phẩm tiêu thụ và tránh ăn quá nhiều. Nếu không, ruột già sẽ khó có thời gian xử lý thức ăn. Ngoài ra, trước khi dùng bữa ăn tiếp theo nên dành cho cơ thể có thời gian để tiêu hóa thức ăn cũ. Cần tuân theo quy tắc mỗi bữa ăn cách nhau 3 giờ.
Làm gì để cải thiện bệnh?
Trước hết, không nên kiềm chế cơ thể ợ và xì hơi bởi đó là phản ứng tự nhiên của cơ thể để giải phóng khí quá mức, khiến cơ thể sưng lên. Thứ hai, ngồi xuống khi ăn và tiêu thụ đồ uống và thực phẩm chậm chạp.
Một số thực phẩm giảm đầy hơi
Trái cây như dứa và chuối. Dứa giúp giảm đầy hơi nhờ chứa enzyme bromelain giúp tiêu hóa protein và giảm viêm. Chuối rất giàu kali giúp chống giữ nước do ăn thức ăn mặn. Tuy nhiên, nên ăn chuối chín vì chuối chưa chín sẽ gây đầy bụng.
Gừng. Viêm do tiêu thụ thực phẩm cay, và các chất phụ gia hóa học là lý do chính tại sao bụng cồng kềnh. Do đó, nên ngậm một lát gừng mỗi ngày hoặc kẹo gừng vì gừng chứa enzyme zingibain giúp tiêu hóa protein.
Sữa chua. Các sản phẩm từ sữa, như sữa và pho mát, có thể gây đầy hơi. Tuy nhiên, sữa chua có thể giúp bạn chống đầy hơi và tăng cường vi khuẩn tốt. Những vi khuẩn có lợi giúp ruột xử lý thức ăn tốt hơn và chống đầy hơi.
Bột yến mạch. Bột yến mạch chứa nồng độ chất xơ hòa tan cao, có thể trợ giúp ngừa táo bón. Lê, dâu tây, táo cũng là lựa chọn thay thế tốt nếu bạn không thích bột yến mạch.
Thông tin hữu ích
Bản chất của những vấn đề mà bạn gặp phải ở đường ruột đó là do hệ khuẩn bị mất cân bằng, tức là vì nguyên nhân nào đó khiến số lượng hại khuẩn tăng đột biến hoặc lợi khuẩn giảm đáng kể, làm mất đi hệ cân bằng vốn có là 85% lợi – 15% hại dẫn tới các bệnh ở đường ruột.
Do đó, để cải thiện bệnh, tăng sức khỏe đường ruột, tiêu hóa và hấp thu tốt, nên bổ sung lợi khuẩn thường xuyên bằng các thực phẩm lên men. Đối với người bệnh đường ruột thì phải dùng men vi sinh để bổ sung nhanh chóng lợi khuẩn cho đường ruột và men vi sinh Bifina là một trong những giải pháp tốt nhất hiện nay.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét