Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016

Nấm có thể dùng để thay thế thịt đỏ

Giảm thịt đỏ để phòng tránh các loại bệnh tật nguy hiểm. Để thay thế dinh dưỡng của thịt, một loại thực phẩm được yêu thích là nấm

Nấm là (nấm ăn) thực phẩm rất giàu chất béo, cholesterol có lợi, gluten, chất xơ và khi ăn nấm, bạn nạp rất ít lượng calo và natri cho cơ thể.
Ngoài ra, nấm là một nguồn tuyệt vời cho vitamin nhóm B, các enzyme quan trọngprotein, các chất hữu cơ và khoáng chất như đồng, kẽm, kalivà hầu như là nguồn duy nhất cho vitamin D tự nhiên. Nấm là một trong những nguồn tốt nhất cung cấp khoáng chất selen, cũng như ergothioneine, là chất chống oxy hóa mạnh.
Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể: Các polysaccharide trong nấm có khả năng hoạt hóa miễn dịch tế bào, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào lympho, kích hoạt tế bào lympho T và lympho B. Nấm linh chi, nấm vân chi, nấm đầu khỉ và mộc nhĩ đen còn có tác dụng nâng cao năng lực hoạt động của đại thực bào.
Kháng ung thư và kháng virus: Trên thực nghiệm, hầu hết các loại nấm ăn đều có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Với nấm hương, nấm linh chi và nấm trư linh, tác dụng này đã được khảo sát và khẳng định trên lâm sàng.
Nhiều loại nấm ăn có công năng kích thích cơ thể sản sinh interferon, nhờ đó ức chế được quá trình sinh trưởng và lưu chuyển của virus.
Dự phòng và trị liệu các bệnh tim mạch: Nấm ăn có tác dụng điều tiết công năng tim mạch, làm tăng lưu lượng máu động mạch vành, hạ thấp oxy tiêu thụ và cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim.
Các loại nấm như ngân nhĩ, mộc nhĩ đen, nấm đầu khỉ, nấm hương, đông trùng hạ thảo… đều có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu, làm hạ lượng cholesterol, triglycerid và beta-lipoprotein trong huyết thanh.
Ngoài ra, nấm linh chi, nấm mỡ, nấm rơm, nấm kim châm, ngân nhĩ, mộc nhĩ đen còn có tác dụng làm hạ huyết áp.
Giải độc và bảo vệ tế bào gan: Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhiều loại nấm ăn có tác dụng giải độc và bảo vệ tế bào gan rất tốt. Ví như nấm hương và nấm linh chi có khả năng làm giảm thiểu tác hại đối với tế bào gan của các chất như carbon tetrachlorid, thioacetamide và prednisone, làm tăng hàm lượng glucogen trong gan và hạ thấp men gan.
Nấm bạch linh và trư linh có tác dụng lợi niệu, kiện tỳ, an thần, thường được dùng trong những đơn thuốc Đông dược điều trị viêm gan cấp tính.
Nấm vô cùng hữu ích trong việc kiểm soát cân nặng vì rất bổ dưỡng nhưng lại “keo kiệt calo”. Nấm đặc biệt hiệu quả khi thay thế cho thịt đỏ vì chúng làm tăng sản xuất năng lượng trong tế bào. Nấm trở thành một món ăn phổ biến cho các vận động viên mong muốn gia tăng sức mạnh và độ bền.
Nấm giúp trái tim khỏe mạnh vì cải thiện lưu lượng máu, giảm cholesterol và huyết áp, giảm tiểu cầu vón cục và chống lại mảng bám tích tụ trong động mạch. Chính vì thế nấm giúp giảm thiểu đột quỵ.
Các chất chống viêm mạnh có trong nấm giúp bảo vệ thận và gan của bạn, giảm thiểu nỗi đau của bệnh viêm khớp, thậm chí hỗ trợ cho cả những bệnh nhân bị hen suyễn.
Nấm hương có tác dụng điều tiết chuyển hóa, tăng cường năng lực miễn dịch của cơ thể, ức chế tế bào ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu, phòng ngừa sỏi mật và sỏi tiết niệu, trợ giúp tiêu hóa…
Đây là thức ăn lý tưởng cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, trẻ em suy dinh dưỡng….

0 nhận xét:

Đăng nhận xét