Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2016

Nên làm gì để trẻ không bị táo bón?

Hệ tiêu hóa ở trẻ nhỏ hay gặp một số vấn đề, trẻ hay bị tiêu chảy, táo bón, rối loạn tiêu hóa…riêng để trẻ không bị táo bón nên làm gì
Ở độ tuổi từ 5 tuổi trở lên trẻ gần như có chế độ ăn giống với người lớn, cha mẹ cần chú ý bổ sung thực phẩm già chất xơ cho trẻ. Chất xơ hòa tan có nhiều trong những loại rau hơi nhớt như mồng tơi, rau đay, rau lang, trong các loại trái cây như chuối, đu đủ, khoai lang…Ngoài ra cũng  cần cho bé uống đủ nước vì hiếu động có thể làm trẻ mất nhiều nước thông qua mồ hôi. Nên tập cho trẻ thói quen uống nước thường xuyên.
Có một số bé thường nhịn đi tiêu, lại ham chơi, ham học hỏi, khám phá, đôi khi mãi mê với một điều gì bé sẽ nhịn tiêu, phân được giữ lâu trong trực tràng sẽ được niêm mạc ruột hút nước, càng khô hơn làm nặng hơn tình trạng táo bón. Vì thế phụ huynh nên tập cho bé thói quen đi tiêu vào một thời điểm nhất định trong ngày, tập cho bé ngồi bô nhưng không ép nếu bé chưa sẵn sàng, mọi áp lực thúc giục bé đi tiêu sẽ khiến bé sợ nên càng nín nhịn. Trong lúc tập cho bé ngồi bô, mẹ có thể đọc sách hoặc trò chuyện và kiên nhẫn đợi bé trong vòng 10-15 phút.
Đồng thời mẹ có thể giúp bé luyện tập tăng cường cơ thành bụng giúp bé rặn hiệu quả. Cách tiến hành như sau: đặt bé nằm ngữa, xoa bụng bé theo chiều kim đồng hồ, sau đó nắm hai cổ chân bé giơ lên sao cho thẳng góc với mặt giường, co hai gối ép vào bụng bé, rồi lại kéo thẳng chân lên hạ xuống mặt giường; trong khi đó đầu, lưng và mông vẫn nằm sát mặt giường; tập cho bé ngày 2 -3 lần, mỗi lần 3 phút vào giữa các bữa ăn lúc bé không đói và cũng không quá no.
Thuốc bơm hậu môn giúp giải quyết tức thời khối phân tồn đọng, sau đó mẹ phải áp dụng các biện pháp đã hướng dẫn như trên. Nếu đã áp dụng tất cả các cách mà bé vẫn táo bón nặng và kéo dài, bạn cần đưa bé đi khám tìm xem có nguyên nhân thực thể gây táo bón để điều trị phù hợp.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét