Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

Một số thủ phạm gây bệnh đường tiêu hóa

Hệ tiêu hóa của chúng phải làm việc vất vả hơn khi bạn có những thói quen ăn uống xấu, các nhà khoa học khuyên nên tránh các chất có trong một số thực phẩm khiến hệ tiêu hóa dễ mắc bệnh
Một số thủ phạm gây hại hệ tiêu hóa
Ðường tự nhiên trong sữa bò. Trong sữa bò có chứa một số loại đường tự nhiên, một số người không thể tiêu hóa được loại đường này, nên sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa. Đặc biệt là đối với người bị nhiễm nấm Candida. Nếu sữa bò được tiệt trùng thì đồng thời nó cũng loại bỏ các vi khuẩn và enzym có lợi cho hệ tiêu hóa. Dĩ nhiên sẽ gây khó khăn hơn cho đường tiêu hóa ở người để có thể thẩm thấu sữa một cách thích hợp. Ngoài ra, bạn còn phải đối mặt với dư lượng kháng sinh hoặc hormon tăng trưởng và hóa chất có trong sữa bò.
Nếu bạn chọn dùng sữa bò hữu cơ, tốt nhất là dùng sữa tươi với nhiều chế phẩm sinh học và enzym cần thiết, cho phép việc tiêu hóa hiệu quả hơn.
Chất đạm trong lúa mì. Với những người bị nhạy cảm với gluten thì chất đạm trong lúa mì thật sự nổi ám ảnh. Bản thân lúa mì không phải là loại thực phẩm hữu cơ xấu, nhưng loại vi khuẩn thân thiện với con người có trong hệ tiêu hóa lại không tiêu hóa được chất này, ảnh hưởng tới hoạt động của tiêu hóa.
Thực phẩm khó tiêu hóa sẽ nó sẽ làm tổn hại niêm mạc mỏng manh của đường tiêu hóa, làm tổn hại đến tiêu hóa, lâu này ảnh hưởng xấu đến các chức năng khác của cơ thể, bao gồm sự sản xuất hormon và các cơ quan nội tạng thanh lọc độc tố. Một số thực phẩm thay thế cho lúa mì và phù hợp hơn với sức khỏe như: yến mạch, hạnh nhân, dừa, kê, kiều mạch, ngô, lúa gạo và bột Quinoa. Đây là những sản phẩm thay thế tốt và thường xuyên hơn, song hãy nhớ rằng, nên dùng hạn chế ngũ cốc, đặc biệt là các dạng bột.
Đỗ tương chưa lên men. Đỗ tương là thứ được yêu chuộng với số đông người tiêu dùng. Bởi ngành công nghiệp đỗ tương thuyết phục chúng ta rằng, các sản phẩm đỗ tương không chỉ an toàn cho việc tiêu thụ mà còn thật sự tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã bóc mẽ sự thật này và quy kết đỗ tương phá hoại nội tiết, gây ra các vấn đề tiêu hóa, trục trặc hormon, những thách thức cho tuyến giáp và các biến chứng sinh sản.
Trước đó, các nhà nghiên cứu cho rằng đỗ tương là thực phẩm đã được biến đổi gene, nó không có lợi cho hệ tiêu hóa. Những người quảng bá đỗ tương lại cực lực phủ nhận nghiên cứu này và chỉ ra rằng những nghiên cứu dịch tễ học của người châu Á cho thấy, dùng đỗ tương đã làm giảm tỷ lệ ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Đó là nghiên cứu sản phẩm từ đỗ tương chủ yếu là sản phẩm lên men, tạo ra các chế phẩm sinh học tốt cho sức khỏe tạo thuận lợi cho việc tiêu hóa, chứ không phải là loại đỗ tương dùng trực tiếp. Vì vậy, tốt nhất người tiêu dùng nên chọn các sản phẩm đỗ tương là sản phẩm hữu cơ đã được lên men.
Nấm ký sinh trên đậu phộng gây bệnh. Trên lớp vỏ mềm và xốp của đậu phộng chứa loại nấm sống ký sinh. Ngay từ khi củ lạc còn nằm dưới đất, loại nấm này tạo ra aflatoxin, một hóa chất gây ung thư. Chất này rất dễ gắn lên hạt đậu phộng đang phát triển. Khi bạn ăn đậu phộng sống, các biến chứng do nấm nhiễm trên vỏ đậu phộng ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe của bạn. Bởi vì nấm ký sinh trên vỏ đậu phộng có thể gây ra các phản ứng nguy hiểm và thậm chí là tử vong. Kể cả khi đậu phộng đã được chế biến thành các loại thực phẩm ăn sẵn thì chúng ta cũng phải hết sức thận trọng. Vì các loại nấm này vẫn có thể phát triển ngay cả khi đậu phộng đã được chế biến. Cần bảo quản các chế phẩm từ đậu phộng trong nhiệt độ thích hợp (tủ lạnh) nhằm ngăn ngừa sự sinh trưởng của nấm ký sinh gây hại. Để thay thế đậu phộng, bạn cũng có thể dùng loại bơ hạt khác như bơ hạnh nhân

Môi trường xanh sạch giúp con người sống thọ hơn

Môi trường sống xanh sạch đẹp, có vườn hoa xung quanh nhà giúp bạn tận hưởng cuộc sống với tất cả niềm vui thích và có thể sống thọ hơn
Một nghiên cứu ở Mỹ cho rằng, chúng ta có thể sống thọ hơn khi sống trong một không gian xanh sạch đẹp. Đó là nghiên cứu thuộc Đại học Harvard T.H. Chan School of Public Health và Brigham and Women’s Hospital – Boston – Mỹ. Các nhà khoa học phân tích của 100.000 phụ nữ Mỹ trong khoảng thời gian 8 năm từ 2000-2008.
Các nhà khoa học phát hiện những người được sống trong ngôi nhà được bao quanh bởi hoa lá, cây trái, sống trong một không gian xanh có tỷ lệ tử vong thấp hơn 12 % so với tổng số dân cư, có nguy cơ tử vong vì bệnh thận giảm 41%, nguy cơ tử vong các bệnh lý đường hô hấp giảm 34% và nguy cơ tử  vong do ung thư  giảm 13%. Ngoài ra, những người sống sống trong môi trường xanh, yên tĩnh thường ít khả năng bị trầm cảm, lo âu hơn so với những người khác.
Các nhà khoa học cũng cho biết một cây trưởng thành từ 20-50 năm tùy theo loài có thể cung cấp đủ oxy cho 4 người. Từ lâu cây xanh được ví như “lá phổi” tự nhiên giúp thanh lọc bụi, các kim loại nặng có trong môi trường. Thêm một lý do nữa cũng khá thú vị, tuyệt vời đó là bạn có thể ngắm những nụ hồng hay nhánh mai vàng nở rộ trong những ngày xuân, thật không có gì bằng ! giúp cho bạn luôn được thư giãn trong tâm hồn, giảm đi căng thẳng của cuộc sống thường nhật.
Ngoài ra bóng mát cây xanh là sự lựa chọn thú vị để người lớn tuổi có thể đi tản bộ, tập luyện; có những không gian yên tĩnh mát mẻ để trò chuyện, điều này giúp họ cải thiện sức khỏe và sống thọ hơn.

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2016

Món ăn hỗ trợ điều trị bệnh tinh dịch lẫn máu

Trong tinh dịch có lẫn máu là một bệnh và cũng là một triệu chứng, thường gặp ở những người bị viêm bao tinh hoàn, hay phát sinh cùng với bệnh viêm tuyến tiền liệt mạn tính.
Trong tinh dịch có lẫn máu là một bệnh và cũng là một triệu chứng, thường gặp ở những người bị viêm bao tinh hoàn, hay phát sinh cùng với bệnh viêm tuyến tiền liệt mạn tính, đa số xảy ra ở những người có đời sống tình dục mạnh mẽ. Bệnh cần được điều trị bằng thuốc kết hợp với chế độ ăn hỗ trợ như dưới đây:
Canh ba ba sườn lợn: thịt ba ba 50g, sườn lợn 100g, ngó sen (tươi) 100g, nhân ý dĩ 50g, bách hợp 50g. Rửa sạch thịt ba ba và sườn lợn rồi cho vào nồi nấu cùng ngó sen, nhân ý dĩ, bách hợp, sau khi đã chín nhừ thì ăn cả nước lẫn cái. Mỗi tuần ăn 2 - 3 lần, một tháng là một liệu trình.


Cháo ý dĩ bong bóng lợn:
bong bóng lợn 2 chiếc, hạt ý dĩ 100g. Bong bóng lợn rửa sạch bằng nước ấm rồi thái chỉ. Đảo qua bong bóng đã thái với mỡ rồi cho ý dĩ và gia vị vào đun nhỏ lửa thành cháo. Mỗi ngày ăn 1 - 2 lần vào lúc đói, nửa tháng là một liệu trình.
Nhân sâm hoàng kỳ hầm cá chép: cá chép 250g, nhân sâm 10g, hoàng kỳ 30g. Rửa sạch sâm, hoàng kỳ; cá chép bỏ ruột, rửa sạch. Cho tất cả vào nồi với nước vừa đủ, đun lửa nhỏ trong 2 giờ kể từ khi nước sôi, cho gia vị vừa ăn, ăn cả nước lẫn cái. Mỗi tuần ăn 2 - 3 lần, một tháng là một liệu trình.
Cháo quả dâu nấu câu kỷ tử: gạo tẻ 100g, quả dâu 20g, câu kỷ tử 20g. Gạo tẻ, câu kỷ tử vo sạch, quả dâu rửa sạch. Cho tất cả vào nồi nấu nhừ thành cháo, nêm đường là dùng được. Mỗi ngày ăn 1 lần, có thể ăn thay cơm.


Đậu đen thuốc bắc:
đậu đen 500g, thục địa hoàng, sơn thù du, phục linh, bổ cốt chi, dây tơ hồng, hạ liên thảo, vừng đen, đương quy, quả dâu, hạt ngũ vị, câu kỷ tử, địa cốt bì, muối mỗi thứ 10g. Đậu đen ngâm nước cho nở. Cho tất cả các vị thuốc và nước vừa đủ vào nồi nhôm sắc lấy nước, cứ nửa giờ chắt lấy nước 1 lần rồi lại cho nước vào đun tiếp, chắt lấy 4 lần nước đổ lẫn 4 lần nước sắc vào với nhau và cho vào nồi to. Cho đậu đen và muối vào nước thuốc sắc, đun nhỏ lửa cho đến khi nước thuốc khô thì thôi. Phơi khô đậu đen, cho vào lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày dùng 20 – 30g.
Lương y Hoài Vũ

Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2016

Làm sao để có chế độ ăn Low-carb lành mạnh và hiệu quả hơn?

Có nhất thiết loại bỏ toàn bộ chất bột đường ra khỏi chế độ ăn hằng ngày để giảm cân, giảm mỡ lành mạnh, hiệu quả nếu bạn đang áp dụng chế độ ăn Low-carb (hạn chế chất bột đường)? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết sau nhé!
Low-carb: Làm sao chỉ hạn chế năng lượng nhưng vẫn giữ được dưỡng chất
Chế độ ăn Low-carb hiện nay không còn xa lạ với nhiều người nữa khi theo nhiều nghiên cứu cho thấy đó là một trong những hình thức ăn kiêng hiệu quả và tốt cho sức khỏe. Low-carb nghĩa là giảm bớt, hạn chế chất bột đường thường có trong thức ăn ngọt, thức ăn có chứa tinh bột và tăng cường ăn Protein, rau quả đa sắc màu. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng về khái niệm này mà vô tình cắt hoàn toàn hoặc hạn chế tối đa chất bột đường trong các bữa ăn hằng ngày của mình.
Low-carb không đồng nghĩa với việc cắt giảm toàn bộ bột đường ra khỏi chế độ dinh dưỡng và thói quen ăn uống
Nếu chúng ta tự nhẩm lại để tính toán thì sẽ thấy một bữa ăn thông thường (nhất là ở Việt Nam) thì chất bột đường phải chiếm tới hơn 60% thành phần chính bữa ăn hàng ngày. Khi chất bột đường được dung nạp vào cơ thể, ngoài việc cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động thì còn giúp kích thích tuyến tụy sản sinh ra Insulin để tác động tới sự ổn định đường huyết.
Ngoài ra, chất bột đường không chỉ chứa năng lượng, sản sinh insulin, mà còn chứa nhiều dưỡng chất quan trọng khác đối với sức khỏe: chất xơ, canxi…
Do đó, một một chế độ ăn Low-carb lành mạnh và hiệu quả cần có sự nhận thức đúng đắn đối với chất bột đường, mức độ ăn vào hợp lý mỗi ngày và đặc biệt quan trọng là trả lời được câu hỏi: làm sao vẫn “thoải mái” ăn uống chất bột đường để ổn định đường huyết, giữ được những dưỡng chất thiết yếu đồng thời hạn chế được năng lượng thừa chuyển hóa từ chất bột đường.
Ăn Low-carb hợp lý kết hợp với bổ sung đủ Protein và rau củ quả là cách quản lý cân nặng lành mạnh
Giải pháp hỗ trợ hạn chế năng lượng từ chất bột đường
Đã đến lúc giải tỏa những căng thẳng xoay quanh việc tính toán cần ăn bao nhiêu chất bột đường mỗi ngày, hoặc tính toán năng lượng chuyển hóa – tiêu hao ra sao từ chất này, cũng không cần “tự hối lỗi” nếu lỡ không tuân thủ “kỷ luật” ăn uống khắt khe mà bạn đặt ra cho mình khi áp dụng chế độ ăn Low-carb.
Để quản lý cân nặng, nhiều người đã loại bỏ hẳn chất bột đường ra khỏi chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Đó là một sai lầm. Điều cần làm là hạn chế chuyển hóa và hấp thu năng lượng từ chất bột đường nhưng vẫn giữ lại được các dưỡng chất có trong bột đường để cung cấp cho cơ thể. Thực phẩm bổ sung có nguồn gốc chiết xuất từ đậu tây, đậu nành và ngò tây phát huy tác dụng hỗ trợ quản lý cân nặng hiệu quả dựa trên nguyên lý này.

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016

Những thực phẩm nên dùng để tăng cường sức khỏe

Để tăng cường sức khỏe thì ăn uống đúng cách là một yếu tố hết sức quan trọng, những thực phẩm giàu dưỡng chất như khoai lang, rau bina…giúp tăng sức đề kháng rất hiệu quả
Những thực phẩm nên dùng để tăng cường sức khỏe
Mầm lúa mì. Trong mầm lúa mì có chứa nhiều folate, magiê, phốt pho, kẽm cũng như nguồn thiamin. Ngoài ra, nó cũng chứa protein, chất xơ và chất béo. Bạn có thể sử dụng mầm lúa mì rắc lên ly ngũ cốc nóng để dùng.
Khoai lang. Khoai lang rất giàu beta carotene chống oxy hóa giúp chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể bạn. Nó giúp làm giảm quá trình lão hóa cũng như làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh. Ngoài ra, khoai lang cũng là một nguồn cung cấp chất xơ, vitamin B-6 và Kali.
Rau bina. Với hàm lượng cao vitamin A, C và folate, các hợp chất trong rau bina có thể giúp cơ thể bạn tăng cường hệ miễn dịch. Các sắc tố hữu cơ được tìm thấy trong rau bina như beta carotene, lutein và zeaxathin có chức năng chống các loại bệnh liên quan đến thoái hóa điểm vàng, quáng gà, cũng như bệnh tim và ung thư.
Hạnh nhân. Hạnh nhân chứa các chất như riboflavin, magiê, sắt và canxi. Hạnh nhân cũng tốt cho tim của bạn vì có chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn cực kỳ lành mạnh giúp hạ thấp nhất mức cholesterol trong cơ thể.

Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016

Dấu hiệu cơ thể thừa axit

Cơ thể có tính axit có nghĩa làm hàm lượng axit trong cơ thể quá cao. Axit có thể lưu trú ở trong các chất dịch cơ thể như máu và nước tiểu. Khi những axit này bị trung hòa và trở lại bình thường bằng cách kiềm hóa, cơ thể sẽ khỏe mạnh.
Hàm lượng axit trong cơ thể tăng cao có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Độ axit thường được đo bằng độ pH. Nếu độ pH trong máu giảm xuống dưới 7, điều đó có nghĩa cơ thể đang trở nên có tính axit. Bạn cũng có thể dựa trên một số biểu hiện dưới đây để nhận biết cơ thể thừa axit.
Yếu xương
Khi thừa axit, cơ thể cố gắng để trung hòa chúng bằng cách sử dụng các khoáng chất từ các khu vực khác như xương. Vì vậy canxi trong xương sẽ được sử dụng. Điều này sẽ khiến xương bạn trở nên yếu hơn.
Mệt mỏi thường xuyên
Môi trường axit tạo điều kiện cho các vi sinh vật trong cơ thể bạn sinh sôi và phát triển mạnh. Điều này sẽ ảnh hưởng tới hệ miễn dịch và khiến bạn cảm thấy mệt mỏi thường xuyên.
Tăng cân
Khi hàm lượng axit dư thừa, nó sẽ phản ánh lên trọng lượng cơ thể bạn. Thận và đại tràng sẽ cố gắng loại bỏ axit và khi chúng thất bại, mô mỡ sẽ tích tụ axit.
Da xấu đi
Hàm lượng axit cũng có thể gây ra các rối loạn về da và khiến da trở nên xấu đi. Mụn trứng cá và ban da xuất hiện thường xuyên vì cơ thể đang cố gắng loại bỏ độc tố qua da.
Mất ngủ
Cơ thể thường bồn chồn trong giấc ngủ khi bị thừa axit. Thiếu giấc ngủ chất lượng có thể khiến cho bạn mệt mỏi và yếu.
Vấn đề về răng
Ngay cả hàm lượng canxi trong răng bạn cũng sẽ mất đi khi cơ thể có tính axit. Ngoài ra, những thực phẩm có tính axit có thể gây hại cho răng. Vì vậy, sức khỏe răng trở nên kém đi khi cơ thể thừa axit.
Đau người
Khi thừa axit, cơ thường co lại và khiến chúng không được cung cấp đủ oxy và gây đau cơ.
BS Tuyết Mai/Univadis
(Theo Boldsky)

Thứ Hai, 11 tháng 4, 2016

Biểu hiện và giải pháp cho bệnh rối loạn tiêu hóa

Chắc bạn cũng biết những bệnh ở đường tiêu hóa thường có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống, đặc biệt là trong ăn uống, rối loạn tiêu hóa thường gây đau bụng, đầy lợi, khó tiêu…
Biểu hiện của bệnh rối loạn tiêu hóa
Nôn mửa. Nôn mửa làm người bệnh bị mất nước, mệt mỏi. Nếu tình trạng nôn mửa kéo dài, nôn ra máu, người bệnh cần phải đến bệnh viện để khám chữa kịp thời.
Đau bụng. Đây có lẽ là triệu chứng mà bệnh ở đường ruột nào cũng có, buổi sáng có thể thấy bụng nhỏ, thoải mái, nhưng càng về chiều thì bụng càng to ra, thường xuyên có cảm giác khó tiêu, có người bị xì hơi, đắng miêng, ợ chua,…
Táo bón, tiêu chảy, sống phân: Người bị rối loạn tiêu hóa nặng sẽ có những biểu hiện: táo bón, tiêu chảy, sống phân kéo dài. Các triệu chứng có thể đến đồng thời trong ngày hoặc luân phiên, dẫn đến tình trạng đi ngoài bất thườn, không ổn định, người mệt mỏi, xanh xao.
Giải pháp cho bệnh rối loạn tiêu hóa?
Căn nguyên của rối loạn tiêu hóa là do hại khuẩn đường ruột tăng lên làm mất cân bằng hệ khuẩn đường ruột. Do đó điều cần thiết nhất là phải bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột
Một số trường hợp cần phải dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sỹ, nhưng thay đổi chế độ ăn và uống bổ sung men vi sinh vẫn là yếu tố quyết định để cải thiện rối loạn tiêu hóa. Vậy trong ăn uống cần lưu ý điều gì?
  • Không ăn đồ lạnh, tránh hoàn toàn rượu bia, đồ sống (chưa nấu chín)
  • Giảm ăn dầu mỡ, tuyệt đối không ăn vặt ở vỉa hè
  • Phải ăn chậm, nhai kỹ
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, nên ăn 5-6 bữa
  • Giảm thực phẩm cay nóng

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2016

Món ăn bài thuốc tốt cho người bệnh tim mạch

Người bệnh tim mạch thường e ngại các món ăn được chế biến từ thịt lợn, nhất là phủ tạng của lợn vì cho rằng chứa nhiều cholesterol có hại cho sức khỏe.
Người bệnh tim mạch thường e ngại các món ăn được chế biến từ thịt lợn, nhất là phủ tạng của lợn vì cho rằng chứa nhiều cholesterol có hại cho sức khỏe. Nhưng nếu biết cách phối hợp với các nguyên liệu khác thì chúng lại có tác dụng hỗ trợ phòng chống, chữa bệnh rất tốt. Xin giới thiệu một số món ăn bài thuốc từ thịt và phủ tạng lợn để bạn đọc tham khảo.

Tim đập loạn nhịp: bầu dục lợn 1 quả, đẳng sâm 15g, đương quy 15g, gừng tươi 15g, trần bì 1 miếng. Bầu dục lợn bóc màng, rửa sạch thái mỏng. Tất cả cho vào nồi, nước vừa đủ, nấu chín, ăn cả cái lẫn nước.
- Hoặc tim lợn 1 quả, thần sa 1,5g. Bổ quả tim ra, bôi thần sa vào bên trong, hấp cách thủy ăn.
Tăng huyết áp: mật lợn 1 cái, đậu xanh vừa phải, cho đậu xanh vào túi mật lợn, treo trước hiên nhà, hong cho khô. Lấy đậu xanh uống, mỗi lần uống 6 -7 hạt, ngày uống 2 lần với nước ấm.


Thiếu máu:
thịt lợn cả bì 150g, rượu nho 200ml, có thể thêm một ít nước, nấu chín, ăn lúc ấm.
- Gan lợn 150g, rau chân vịt 250g. Rửa sạch, rau cắt đoạn, gan lợn thái mỏng. Đun nước sôi, cho gừng, muối, rau, gan lợn vào nấu chín ăn.
- Gan lợn 1 bộ, đường trắng vừa phải. Gan rửa sạch, luộc chín, thái mỏng sao khô, tán thành bột, cho đường trắng vào trộn đều, bỏ lọ dùng dần. Mỗi lần dùng 10-15g, mỗi ngày 3 lần pha với nước sôi uống. Bài này rất tốt cho trẻ em bị thiếu máu.
- Bì lợn 100g, đại táo 10 quả, gân móng lợn 15g. Bì lợn rửa sạch thái miếng, táo bỏ hạt, gân móng lợn ngâm nước cho mềm. Tất cả cho vào nồi, nước vừa đủ, nấu chín nhừ. Ăn bì, gan, uống nước canh.
Lương y Minh Chánh

Thứ Ba, 5 tháng 4, 2016

Hoàng cầm trị vàng da

Hoàng cầm là rễ khô của cây hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georg.). Theo Đông y, hoàng cầm vị đắng, tính hàn; vào các kinh tâm, đởm, đại tràng và tiểu tràng.
Hoàng cầm là rễ khô của cây hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georg.). Theo Đông y, hoàng cầm vị đắng, tính hàn; vào các kinh tâm, đởm, đại tràng và tiểu tràng. Có tác dụng thanh nhiệt (thanh nhiệt ở phổi rất tốt), vàng da, lợi thấp, tả hỏa, chỉ huyết, an thai. Trị các chứng thấp ôn, hoàng đản, vàng da (nhiệt lâm), phế nhiệt khái thấu, ung nhọt sang độc, phong ôn thực nhiệt. Hoàng cầm sống thường dùng thanh nhiệt tả hỏa; khi sao lên thì dùng cầm máu và làm mất tính đắng hàn dễ tổn thương đến dạ dày; sao với rượu có thể tăng cường thanh trừ hỏa nhiệt ở phần trên cơ thể. Liều dùng: 4 - 16g/ngày.
Một số cách dùng hoàng cầm trị bệnh:
Mát phổi, dịu ho:
Bài 1: hoàng cầm 24g. Sắc uống. Trị các chứng ho do phế nhiệt, ho mửa đờm vàng, hầu đau, miệng khô. Hoặc phối hợp với bán hạ 12g, nam tinh chế 12g, sắc uống, trị ho nhiệt, đờm tắc.
Bài 2: Thang hoàng cầm tả phế: hoàng cầm 12g, liên kiều 12g, chi tử 12g, đại hoàng 8g, hạnh nhân 8g, chỉ xác 8g, cát cánh 4g, bạc hà 4g, cam thảo 4g. Sắc uống. Trị ho do phế nhiệt.
Mát ruột, trị lỵ:
Bài 1: Thang hoàng cầm: hoàng cầm 12g, cam thảo 8g, thược dược 8g, đại táo 3 quả. Sắc uống. Trị sốt nóng, đắng miệng, đau bụng, đi lỵ, lưỡi đỏ, mạch huyền nhanh.
Bài 2: Thang thược dược gia giảm: hoàng cầm 12g, thược dược 12g, hoàng liên 4g, hậu phác 6g, quảng bì 6g, mộc hương 3g. Sắc uống. Trị đau bụng do nhiệt lỵ, mót rặn.
Lương huyết, an thai, dùng khi huyết nhiệt, thai động không yên:
Hoàng cầm 12g, bạch truật 12g, thược dược 12g, đương quy 8g, xuyên khung 4g. Sắc uống. Ngoài ra còn dùng cho các chứng hoàng đản do thấp nhiệt, đổ máu cam do huyết nhiệt, đái ra máu, băng lậu và mụn nhọt do hỏa độc.
Chữa thấp nhiệt, hoàng đản:
Bài 1: hoàng cầm 12g, hoàng bá 12g, hoàng liên 12g, nhân sâm 8g, thạch xương bồ 8g, đại hoàng 8g, chi tử 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Trị viêm gan virut cấp.
Bài 2: hoàng cầm 12g, nhân trần 20g, kim ngân 16g, hoạt thạch 12g, đại phúc bì 12g, mộc thông 12g, phục linh 8g, trư linh 8g, đậu khấu 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Trị viêm gan virut mạn.
Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn, phụ nữ có thai ở tạng hàn kiêng dùng.
TS. Nguyễn Đức Quang

Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2016

Thuốc chữa bệnh từ cây mía

Theo Đông y, mía vị ngọt dưỡng, đại bổ tỳ âm, dưỡng huyết cường gân cốt, an thần trấn kinh tức phong... Xin giới thiệu một số công dụng chữa bệnh của cây mía.
Ở Việt Nam, nhiều gia đình ngày Tết thường dựng cạnh bàn thờ những cây mía cao, bậm, đỏ, bóng nguyên cả cây còn lá xanh như trang trí đào, quất nhưng có ý nghĩa tâm linh là cây “lộc”. Ngoài ra, mía còn rất có ích đối với sức khỏe mọi người, được mệnh danh “Thang thuốc phục mạch”.
Theo Đông y, mía vị ngọt dưỡng, đại bổ tỳ âm, dưỡng huyết cường gân cốt, an thần trấn kinh tức phong, tả phế nhiệt, lợi yết hầu, hạ đờm hỏa, chi nôn, hòa vị, tiêu phiền nhiệt. Xin giới thiệu một số công dụng chữa bệnh của mía.

Thuốc chữa bệnh từ cây mía 1
Cây mía bổ âm dưỡng huyết, thanh phế nhiệt, chỉ nôn là vị thuốc tốt với sức khỏe con người.

Dưỡng âm, nhuận phế: dùng cho người hay ho, nóng rát cổ, giọng nói yếu. Bách hợp 50g, ngâm nước nấu nhừ sau cho nước mía 100ml và nước củ cải 100ml. Uống trước khi đi ngủ.
Chữa chứng phát nóng, miệng khô, cổ ráo, tiểu tiện đỏ sẻn: nhai mía nuốt nước hoặc hòa nước cơm mà uống.
Tư âm, dưỡng vị, chống khát, chống nôn mửa: nước mía 150ml, nước gừng 5 - 10 giọt. Uống từng ngụm một.
Nứt kẽ môi miệng: lấy nước mía bôi ngoài uống trong. Hoặc vỏ mía đốt tồn tính, trộn ít mật ong bôi vào.
Người gầy (hốc hác) da tóc khô: rau má xay 200ml, nước dừa xiêm 1 quả, nước mía 50ml. Có thể thêm mật ong, sữa ong chúa để uống. Uống trước khi đi ngủ.
Chữa người gầy: lấy 1 lít nước mía nấu kỹ với chuối khô (mứt chuối) 200g. Hai thứ nấu sôi, để lửa nhỏ, đập vào 2 quả trứng gà tươi (mới đẻ), ăn nóng. Tuần dùng 3 lần sẽ hiệu quả.
Trẻ em ra mồ hôi trộm: ăn mía, uống nước mía.
Ho, hen do nhiệt, sổ mũi, miệng khô: mía ép giã lấy nước nấu cháo ăn.
Chữa ho gà: mía 3 lóng, rau má 1 nắm, gừng 2 lát. Cho vào 2 bát nước, sắc uống ít một.
Phòng hậu sởi: sắn dây 40g, rau mùi 20g, mía 2 đốt. Dùng 2 bát nước sắc còn 1 bát uống dài ngày trong dịch sởi. Sau sởi: Ép lấy nước mía vỏ đỏ uống.
Giải say rượu: uống nước mía hoặc nhai mía nuốt nước.
Ngộ độc cá nóc: nước mía với nước gừng tươi mỗi thứ một ít (nước mía là chính). Uống để sơ cứu ngay rồi nhanh chóng chuyển bệnh nhân đi bệnh viện cấp cứu kịp thời.
Bs. Phó Thuần Hương