Theo Đông y, mía vị ngọt dưỡng, đại bổ tỳ âm,
dưỡng huyết cường gân cốt, an thần trấn kinh tức phong... Xin giới thiệu
một số công dụng chữa bệnh của cây mía.
Ở
Việt Nam, nhiều gia đình ngày Tết thường dựng cạnh bàn thờ những cây
mía cao, bậm, đỏ, bóng nguyên cả cây còn lá xanh như trang trí đào, quất
nhưng có ý nghĩa tâm linh là cây “lộc”. Ngoài ra, mía còn rất có ích
đối với sức khỏe mọi người, được mệnh danh “Thang thuốc phục mạch”.
Dưỡng âm, nhuận phế: dùng cho người hay ho, nóng rát cổ, giọng nói yếu. Bách hợp 50g, ngâm nước nấu nhừ sau cho nước mía 100ml và nước củ cải 100ml. Uống trước khi đi ngủ.
Chữa chứng phát nóng, miệng khô, cổ ráo, tiểu tiện đỏ sẻn: nhai mía nuốt nước hoặc hòa nước cơm mà uống.
Tư âm, dưỡng vị, chống khát, chống nôn mửa: nước mía 150ml, nước gừng 5 - 10 giọt. Uống từng ngụm một.
Nứt kẽ môi miệng: lấy nước mía bôi ngoài uống trong. Hoặc vỏ mía đốt tồn tính, trộn ít mật ong bôi vào.
Người gầy (hốc hác) da tóc khô: rau má xay 200ml, nước dừa xiêm 1 quả, nước mía 50ml. Có thể thêm mật ong, sữa ong chúa để uống. Uống trước khi đi ngủ.
Chữa người gầy: lấy 1 lít nước mía nấu kỹ với chuối khô (mứt chuối) 200g. Hai thứ nấu sôi, để lửa nhỏ, đập vào 2 quả trứng gà tươi (mới đẻ), ăn nóng. Tuần dùng 3 lần sẽ hiệu quả.
Trẻ em ra mồ hôi trộm: ăn mía, uống nước mía.
Ho, hen do nhiệt, sổ mũi, miệng khô: mía ép giã lấy nước nấu cháo ăn.
Chữa ho gà: mía 3 lóng, rau má 1 nắm, gừng 2 lát. Cho vào 2 bát nước, sắc uống ít một.
Phòng hậu sởi: sắn dây 40g, rau mùi 20g, mía 2 đốt. Dùng 2 bát nước sắc còn 1 bát uống dài ngày trong dịch sởi. Sau sởi: Ép lấy nước mía vỏ đỏ uống.
Giải say rượu: uống nước mía hoặc nhai mía nuốt nước.
Ngộ độc cá nóc: nước mía với nước gừng tươi mỗi thứ một ít (nước mía là chính). Uống để sơ cứu ngay rồi nhanh chóng chuyển bệnh nhân đi bệnh viện cấp cứu kịp thời.
Bs. Phó Thuần Hương
Theo
Đông y, mía vị ngọt dưỡng, đại bổ tỳ âm, dưỡng huyết cường gân cốt, an
thần trấn kinh tức phong, tả phế nhiệt, lợi yết hầu, hạ đờm hỏa, chi
nôn, hòa vị, tiêu phiền nhiệt. Xin giới thiệu một số công dụng chữa bệnh
của mía.
Cây mía bổ âm dưỡng huyết, thanh phế nhiệt, chỉ nôn là vị thuốc tốt với sức khỏe con người.
|
Dưỡng âm, nhuận phế: dùng cho người hay ho, nóng rát cổ, giọng nói yếu. Bách hợp 50g, ngâm nước nấu nhừ sau cho nước mía 100ml và nước củ cải 100ml. Uống trước khi đi ngủ.
Chữa chứng phát nóng, miệng khô, cổ ráo, tiểu tiện đỏ sẻn: nhai mía nuốt nước hoặc hòa nước cơm mà uống.
Tư âm, dưỡng vị, chống khát, chống nôn mửa: nước mía 150ml, nước gừng 5 - 10 giọt. Uống từng ngụm một.
Nứt kẽ môi miệng: lấy nước mía bôi ngoài uống trong. Hoặc vỏ mía đốt tồn tính, trộn ít mật ong bôi vào.
Người gầy (hốc hác) da tóc khô: rau má xay 200ml, nước dừa xiêm 1 quả, nước mía 50ml. Có thể thêm mật ong, sữa ong chúa để uống. Uống trước khi đi ngủ.
Chữa người gầy: lấy 1 lít nước mía nấu kỹ với chuối khô (mứt chuối) 200g. Hai thứ nấu sôi, để lửa nhỏ, đập vào 2 quả trứng gà tươi (mới đẻ), ăn nóng. Tuần dùng 3 lần sẽ hiệu quả.
Trẻ em ra mồ hôi trộm: ăn mía, uống nước mía.
Ho, hen do nhiệt, sổ mũi, miệng khô: mía ép giã lấy nước nấu cháo ăn.
Chữa ho gà: mía 3 lóng, rau má 1 nắm, gừng 2 lát. Cho vào 2 bát nước, sắc uống ít một.
Phòng hậu sởi: sắn dây 40g, rau mùi 20g, mía 2 đốt. Dùng 2 bát nước sắc còn 1 bát uống dài ngày trong dịch sởi. Sau sởi: Ép lấy nước mía vỏ đỏ uống.
Giải say rượu: uống nước mía hoặc nhai mía nuốt nước.
Ngộ độc cá nóc: nước mía với nước gừng tươi mỗi thứ một ít (nước mía là chính). Uống để sơ cứu ngay rồi nhanh chóng chuyển bệnh nhân đi bệnh viện cấp cứu kịp thời.
Bs. Phó Thuần Hương
0 nhận xét:
Đăng nhận xét